Bí quyết giúp bạn có thể vượt qua giai đoạn thử việc hiệu quả nhất

Bất kì nhà tuyển dụng nào cũng mong hiệu quả công việc của bạn là cả một quá trình xuyên suốt chứ không phải lên xuống liên tục. Bạn không nên đặt quá nhiều áp lực cho mình, không nên hứa hẹn những việc mà mình không thể thực hiện được.

Ngay trong giai đoạn thử việc, bạn cần nắm rõ công việc và chứng tỏ được năng lực của mình. Bạn có thể thực hiện những bí quyết sau:

Làm việc như một nhân viên chính thức

Mặc dù là nhân viên thử việc nhưng các sếp luôn muốn nhìn thấy sự chắc chắn từ nhân viên của họ. Và dĩ nhiên không ai muốn thấy một nhân viên liên tục nghỉ ốm, hiệu suất công việc không đều, không tập trung vô công việc,…

Hài hòa công việc

Không ai thích một kẻ lười biếng nhưng nếu cả ngày bạn cứ chú tâm làm việc một cách chăm chỉ thì chỉ sau một thời gian ngắn bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản mà hiệu quả công việc cũng không như ý.

Bất kì nhà tuyển dụng nào cũng mong hiệu quả công việc của bạn là cả một quá trình xuyên suốt chứ không phải lên xuống liên tục. Bạn không nên đặt quá nhiều áp lực cho mình, không nên hứa hẹn những việc mà mình không thể thực hiện được.

 

Nếu bạn là một người tài giỏi, đủ năng lực thì nên tự tin chứ không nên tự phụ. Những người tài giỏi luôn là những người không kiêu ngạo và luôn sẵn sàng nghe góp ý từ những người xung quanh.

Bạn mới ra trường và đang muốn tìm việc làm nhưng chưa có kinh nghiệm hãy đến với chúng tối với nhiều yêu cầu tuyển nhân viên lớn của các nhà tuyển dụng lớn sẽ có công việc phù hợp với bạn để bạn tìm việc làm thêm

Làm chủ những yêu cầu công việc

Thời gian thử việc là lúc xem bạn thực hiện công việc như thế nào để quyết định bạn có vượt qua được thời gian thử việc ấy không. Có thể bạn là người có hồ sơ ấn tượng với điểm số cao nhưng bạn lại không có cố gắng trong công việc thì tất cả đều vô ích.

Nếu bạn chưa hiểu rõ công việc thì đừng ngần ngại hỏi lại sếp để tránh hiểu nhầm hoặc không đạt được hiệu quả cao. Chẳng có sự thành công nào mà không đòi hỏi bạn phải nỗ lực, dành nhiều thời gian luyện tập.

Xem Thêm:  Top 5 kinh nghiệm làm freelancer cho người mới vào nghề

Tìm hiểu về công ty

Chắc chắn trước khi nộp đơn xin việc bạn đã tìm hiểu về công ty nhưng không chưa đủ tường tận như khi chính bạn được trải nghiệm ở đó. Qua những tìm hiểu về công ty sẽ giúp bạn đánh giá xem công ty ấy có phải là sự lựa chọn tốt nhất cho mình hay không.

Trong suốt thời gian thử việc là lúc để bạn học hỏi về công ty, đặt ra những câu hỏi khi có thể. Đây là cách giúp bạn hiểu rõ hơn về công ty của mình như cách ăn mặc, lịch nghỉ hay bất cứ quy tắc nào khác của cuộc sống văn phòng.

Không cho công ty tìm ra lý do sa thải bạn

Khi đang trong giai đoạn thử việc, bạn không nên làm mất cơ hội của mình khi “cung cấp” cho công ty lý do sa thải bạn.

Có vô số lý do khiến sếp sa thải bạn như sếp không thích cách bạn làm việc, bị đồng nghiệp “chơi xấu”,… Tốt nhất, bạn nên tự bảo vệ mình bằng cách sống lành mạnh, chuyên nghiệp và có cách sống tích cực.

 

Một gợi ý cho bạn nữa là nên giữ sức khỏe của mình thật tốt, những ngày nghỉ ốm sẽ ảnh hưởng tới quá trình học hỏi và làm việc của bạn. Nếu có thể chứng minh mình là một nhân viên chuyên nghiệp và tích cực thì sếp sẽ thấy bạn là người đáng được giữ lại công ty.

Quan sát

Hãy luôn quan sát để biết những điều nên và không nên làm ở công sở như sếp thích liên lạc qua email, điện thoại hay gặp mặt trực tiếp.

Đối với những công ty không yêu cầu mặc đồng phục thì bạn nên quan sát cách ăn mặc của mọi người để lựa chọn trang phục phù hợp với văn phòng.

Cố gắng thoải mái

Trong quá trình thử việc chắc chắn có rất nhiều ánh mắt đang đồ dồn về phía bạn. Nhưng hãy cố gắng tỏ ra bình tĩnh, đừng để mọi người nhận thấy bạn đang lo lắng, căng thẳng. Họ sẽ nghĩ bạn thiếu năng lực hoặc khó thích nghi được với môi trường làm việc.

Luôn luôn đúng giờ

Một trong những điều đánh giá một nhân viên chính là việc quản lý thời gian. Không bao giờ đi làm muộn, đặc biệt trong giai đoạn thử việc. Thậm chí bạn nên đến công ty sớm hơn 10 phút để chứng tỏ sự nhiệt tình với công việc của mình.

Chủ động trong công việc

Trong quá trình thử việc, bạn không nên chỉ ngồi một chỗ và chờ đợi có người tới giao việc hay hướng dẫn cho bạn. Thay vào đó, bạn hãy chủ động nói chuyện với người quản lý trực tiếp của mình. Nếu những người xung quanh bạn đang bận rộn thì hãy lên tiếng đề nghị được giúp đỡ họ. Đây là một cách giúp bạn ghi điểm trong mắt đồng nghiệp và nhà tuyển dụng.

Cùng Danh Mục :

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>